Những kiến thức cơ bản cần nhớ để có hàm răng khỏe và đẹp

Hotline: 0939 263 896

Đặt lịch khám
Những kiến thức cơ bản cần nhớ để có hàm răng khỏe và đẹp
29/01/2024 10:42 AM 61 Lượt xem

    Những kiến thức cơ bản cần nhớ để có hàm răng khỏe và đẹp

    I. Cấu tạo, chức năng của răng và nướu

    1. Cấu tạo

    - Hai hàm: hàm trên, hàm dưới
    - Hệ răng vĩnh viễn: 32 răng
    - Hệ răng sữa: 20 răng
    - Cấu tạo bên ngoài: thân - cổ răng - chân răng
    - Cấu tạo từ ngoài vào trong: men - ngà - tủy.

    2. Chức năng:

    - Ăn nhai - giúp tiêu hóa
    Răng cửa: cắn
    Răng nanh: xé
    Răng tiền hàm và răng hàm: nhai nghiền.

    - Phát âm - giúp nói, hát.
    - Tạo vẻ đẹp trên khuôn mặt.
    - Liên quan và tăng cường sức khỏe chung.
    - Định dạng hình thái và nhân trắc trong pháp y.

    II. Lịch mọc răng sữa và răng vĩnh viễn
    1. Lịch trình mọc răng sữa

     

    Răng Hàm trên Hàm dưới
    Răng cửa giữa mọc từ tháng thứ

    8 – 12

    6 – 10

    Răng cửa bên 10 – 14 10 – 16
    Răng nanh 18 – 24

    16 – 20

    Răng hàm thứ I 16 – 20 14 – 22
    Răng hàm thứ II

    24 – 30

    20 - 28

    2. Lịch trình mọc răng vĩnh viễn

     

    Răng Hàm trên Hàm dưới
    Răng cửa giữa mọc ở độ tuổi 7 – 8 6 – 7
    Răng cửa bên 8 – 9 7 – 8
    Răng nanh 11 – 13 9 – 10
    Răng cối nhỏ thứ I 10 – 11 10 - 12
    Răng cối nhỏ thứ II 10 – 12 11 – 12
    Răng cối lớn thứ I 6 – 7 6 – 7
    Răng cối lớn thứ II 12 – 13 11 – 13
    Răng cối lớn thứ III (răng khôn) 17 – 31 18 - 25

    3. Những điểm cần nhớ:
    - Sốt mọc răng.
    - Răng có thể mọc sớm hay muộn từ 3 – 6 tháng.
    - Lưu ý răng cuối cùng (răng khôn).
    - Răng mới mọc có thể chưa ngay hàng, hở kẻ.

    III. Bệnh sâu răng
    1. Nguyên nhân:

    - Vi khuẩn + đường ® Axít ®Răng ® Sâu răng

    2. Diễn tiến:
    - Sâu men: không đau.
    - Sâu ngà: đau khi có kích thích.
    - Viêm tủy: đau tự phát.
    - Tủy chết, tủy thối.

    3. Hậu quả:
    - Đau, sưng.
    - Nhiễm trùng tại chỗ:áp-xe, viêm quanh chóp răng, viêm họng, viêm a-my-đan, viêm xương.
    - Nhiễm trùng toàn thân: viêm khớp, viêm màng trong tim, viêm thận, nhiễm trùng huyết...
    - Tử vong.
    - Tốn tiền và thời gian.

    4. Phòng ngừa bệnh sâu răng:
    - Chải răng thường xuyên, đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
    - Dinh dưỡng tốt – ăn uống cân bằng và hợp lý.
    - Dùng flour để phòng ngừa sâu răng.
    - Khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

    IV. Bệnh nha chu
    1. Nguyên nhân:

    2. Diễn tiến:
    - Tích tụ mảng bám vi khuẩn.
    - Hình thành vôi răng trên nướu hay dưới nướu.
    - Viêm nướu: nướu sưng, đỏ, đau, chảy máu, mủ.
    - Nha chu viêm: chảy máu hay mủ, túi nha chu, tiêu xương, răng lung lay.

    3. Hậu quả:
    - Đau.
    - Chảy máu hay mủ, gây hôi miệng.
    - Răng lung lay, lệch lạc răng hàm, mất răng.
    - Giảm sức nhai.
    - Nhiễm trùng tại chỗ: áp-xe, viêm mô tế bào, viêm họng, viêm a-my-đan...
    - Nhiễm trùng toàn thân.
    - Tốn tiền và thời gian.

    4. Phòng ngừa bệnh nha chu:
    - Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và thường xuyên.
    - Dinh dưỡng tốt.
    - Điều trị và kiểm soát một số bệnh toàn thân.
    - Khám răng định kỳ.

    V. Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

    1. Thức ăn tốt cho răng và nướu
    - Đủ 4 nhóm thức ăn:
    ·  Nhóm bọt đường.
    ·  Nhóm thịt, cá, trứng, tôm, cua.
    ·  Nhóm chất béo.
    ·  Nhóm cung cấp sinh tố và khoáng chất:có nhiều trong sữa, rau quả, thức ăn tươi có chất xơ...

    2. Thức ăn không tốt cho răng và nướu
    - Bánh ngọt, kẹo có nhiều đường.
    - Thức uống có nhiều đường.

    3. Ăn uống cân bằng và hợp lý
    - Ăn, uống đúng và đủ chất.
    - Ăn đường vào bữa ăn chính.
    - Tránh ăn quà vặt có nhiều đường, nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi đi ngủ.
    - Nên ăn nhiều trái cây tươi.
    - Chải răng hay súc miệng kỹ sau khi ăn, nhất là thức ăn hay thức uống có nhiều đường.

    VI. Các biện pháp làm sạch răng miệng
    1. Biện pháp cơ học:

    - Lau sạch răng bằng gạc đối với trẻ con.
    - Chải răng và kẻ răng với bàn chải.
    - Làm sạch kẻ răng với chỉ tơ nha khoa.
    - Làm sạch kẻ răng với tăm xỉa răng.
    - Súc miệng sau khi ăn.
    - Ăn thức ăn tươi có chất xơ
    - Bác sĩ làm sạch răng với dụng cụ nha khoa.

    2. Biện pháp hóa học:
    - Súc miệng với nước muối loãng.
    - Súc miệng với dung dịch có thuốc sát khuẩn.

    VII. Chọn và giữ gìn bàn chải răng
    1. Bàn chải thích hợp và hiệu quả:

    - Đầu bàn chải phải vừa với miệng.
    - Cán cầm vừa tay. Đối với trẻ em, nên chọn bàn chải cán thẳng sẽ giúp trẻ dễ cầm hơn.
    - Lông bàn chải cao bằng nhau. Đỉnh lông có đầu tròn để tránh làm trầy xước nướu răng. Các sợi không dày hay thưa quá.
    - Lông có độ mềm vừa phải.

    2. Giữ gìn bản chải:
    - Tại nhà.
    - Tại trường.
    - Mỗi người nên có một bàn chải răng riêng.
    - Sau khi chải răng xong, nên rửa bàn chải thật sạch.
    - Vẩy bàn chải thật ráo.
    - Cắm bàn chải vào ly, giỏ hay giá bàn chải.
    - Sau 3 tháng nên thay bàn chải mới.    

    BS. TS. Ngô Đồng Khanh

    0
    Zalo
    Hotline