1. Nhận biết tình trạng sưng nướu răng
Các triệu chứng sưng nướu có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên biểu hiện phổ biến nhất là:
- Nướu răng chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ đậm.
- Vùng nướu bị sưng hình thành túi mủ làm sưng má hoặc mặt và có thể gây xuất huyết.
- Người bệnh bị đau nhức và khó chịu khi ăn uống, dẫn đến chán ăn.
- Khi ăn các thực phẩm cay, quá mặn hoặc quá nóng, quá lạnh đều dễ bị kích ứng.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Phần lợi bọc xung quanh chân răng có khuynh hướng tách ra làm răng bị lung lay nhẹ.
- Một số trường hợp nướu răng bị sưng mủ còn kèm theo biểu hiện sốt, đau đầu và mất ngủ.
Nướu răng bị sưng sẽ có màu đỏ đậm kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu.
2. Tìm hiểu “thủ phạm” gây sưng nướu răng
Tình trạng sưng lợi chân răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
2.1. Bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý liên quan đến răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau răng sưng lợi, cụ thể là:
Viêm nướu:
Đây là lý do phổ biến nhất khiến nướu răng bị sưng và chảy máu kèm theo các biểu hiện như nhức nướu răng, chân răng bị tụt lợi, răng lung lay,… Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nướu có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như viêm nha chu hay rụng răng.
Viêm nha chu:
Bệnh lý do vi khuẩn gây hại xâm nhập vào mô nha chu làm cho nướu bị viêm,, nhiễm trùng dẫn đến sưng đau. Nếu tình trạng viêm nha chu kéo dài có thể khiến răng lung lay hay mất răng.
Nhiễm trùng:
Tình trạng nhiễm trùng do nấm hoặc virus như bệnh Herpes, nấm men, sâu răng,… cũng khiến phần nướu răng bị sưng đỏ.
Áp xe chân răng:
Đây là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm với những ổ mủ hình thành dưới vùng chân răng. Khi bị áp xe chân răng, phần nướu răng bị sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức dữ dội, miệng có mùi hôi khó chịu.
2.2. Mọc răng khôn
Viêm sưng nướu trong quá trình mọc răng khôn là một tình trạng thường gặp ở nhiều người. Điều này là do khi răng khôn mọc, phần lợi quanh chân răng sẽ bị tách ra. Khi đó, vụn thức ăn dễ mắc kẹt vào phần nướu và hình thành viêm đỏ kèm theo những cơn đau nhức, chảy mủ, hôi miệng,…
Khi mọc răng khôn, phần nướu tại vị trí mọc răng có thể bị sưng tấy và đau nhức.
2.3. Vệ sinh răng miệng kém
Việc sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến hình thành mảng bám trên kẽ răng. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào men răng, dần dần sản sinh các chất xúc tác gây phá hủy liên kết giữa lợi và răng, khiến lợi bị viêm nhiễm, sưng đau.
2.4. Thiếu hụt dưỡng chất
Nguyên nhân sưng nướu răng còn do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B, C – các dưỡng chất có vai trò duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng. Theo đó, khi thiếu các dưỡng chất này, người bệnh có thể bị bệnh Scorbut với triệu chứng như sưng lợi, chảy máu nướu,…
2.5. Các nguyên nhân khác
Tình trạng nướu răng bị sưng còn do một số nguyên nhân khác như:
- Sưng nướu khi mang thai.
- Sưng lợi do bị kích ứng.
- Sưng nướu do tác dụng phụ của thuốc.
- Sưng lợi do biến chứng của một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, nhiễm trùng huyết,…
3. Sưng nướu răng có tự hết không?
Nếu tình trạng sưng nướu nhẹ thì có thể tự hết nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trường hợp nướu sưng kèm mủ là tình trạng nghiêm trọng, cần đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Bạn nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại để quá trình điều trị hiệu quả và an toàn hơn.
4. Làm thế nào để khắc phục tình trạng sưng lợi nhanh chóng?
Dưới đây là một số cách xử lý sưng nướu nhanh chóng, hiệu quả bạn nên tham khảo:
4.1. Cách giảm sưng nướu tại nhà
Để điều trị sưng nướu răng tại nhà, bạn có thể thực hiện các cách dưới đây:
Vệ sinh răng cẩn thận:
Bạn nên duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
Súc miệng bằng nước muối:
Muối có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng nướu hiệu quả. Theo đó, bạn hãy chà nhẹ nướu bằng nước muối pha loãng sau khi đánh răng và súc lại bằng nước ấm. Thực hiện 3 lần/tuần sẽ thấy nướu giảm sưng đáng kể.
Chườm nóng/lạnh:
Khi nướu sưng đau, bạn nên chườm miếng vải đã ngâm nóng lên vị trí mặt có nướu răng bị sưng. Sau đó, bạn thay vải nóng bằng miếng vải lạnh, lặp lại chu kỳ nóng – lạnh khoảng 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng sưng đau ở nướu.
Sử dụng oxy già:
Bạn súc miệng bằng dung dịch oxy già dưới 3% để cải thiện cơn đau do sưng nướu răng gây ra.
4.2. Can thiệp y tế
Đối với sưng nướu nặng, kéo dài hơn 2 tuần tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Một số cách chữa trị sưng lợi gồm dùng thuốc kháng sinh, lấy cao răng, dẫn lưu khối mủ, tiểu phẫu loại bỏ dị vật, nhổ răng,… Để đảm bảo chẩn đoán tình trạng chính xác, can thiệp y tế hiệu quả khách hàng nên chọn địa chỉ thăm khám nha khoa uy tín, chất lượng.
Tùy vào trường hợp sưng nướu răng, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp.